Mủ trôm – thức uống hữu hiệu trong mùa hè nắng nóng

Việt Nam đã vào mùa hạ, sau mỗi buổi trưa đi về, các bạn có ao ước có một ly mủ trôm uống cho đỡ khát không? Mủ trôm thường được dùng trong nấu sâm bổ lượng, nước hạt é. Vậy dưới góc nhìn khoa học, mủ trôm có công dụng gì? Cùng tìm hiểu thêm về  trong bài viết dưới đây nhé

Mủ trôm là gì?

Mủ trôm là nhựa của cây trôm. Nó được tiết ra từ những vết thương trên vỏ của loài cây này. Đây là loài cây mọc nhiều ở nước nhiệt đới. Ở Việt Nam thì loài cây này mọc hoang nhiều ở vùng duyên hải như các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận…

Mủ trôm khô nguyên chất có màu trắng đục, trắng ngà, tùy theo phương thức khai thác mà có hình dạng thanh dài hay cục tròn. Khi được ngâm trong nước, mủ trôm sẽ hấp thụ nước, trương nở ra, để tạo thành hỗn hợp hơi nhớt và có độ sánh mịn.

Mô tả thực vật

Cây trôm (còn có tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae). Dân gian hay gọi nó là cây cốc (vì quả có hình dạng giống như mõ cốc), cây gạo (ở miền Trung), trôm hôi, trôm thối (vì hoa có mùi hôi)…

Cây trôm là loài cây gỗ lâu năm, lá hình chân vịt giống như lá gòn. Hoa trôm có đài màu đỏ, quả trôm to, giống như cái mõ và có hạt màu đen bóng. Vỏ quả trôm được dùng làm thuốc nhuộm tự nhiên. Hạt, vỏ cây, lá và mủ trôm (nhựa trôm) đều có thể dùng làm thuốc, trong đó mủ trôm được sử dụng phổ biến nhất.

Mủ trôm
Mủ trôm khô

Phân bố

Trên thế giới

Cây trôm phân bố tại Djibouti, Eritrea, Ethiopia, India, Indonesia, Kenya, Malaysia, Myanmar, Oman, Australia, Bangladesh. Ngoài ra, cây còn ở Pakistan, Philippines, Somalia, Sri Lanka, Tanzania, Thailand, Uganda, Yemen, cộng hòa Zanziba.

Tại Việt Nam

Cây trôm mọc ở các khu rừng khô hạn thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Quả trôm
Quả trôm

Thành phần hóa học

Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, hàm lượng lipit trong hạt trôm là 52,36% trong, thành phần axit béo trong dầu hạt trôm gồm axit octadecanoic (32,65%) và axit hexadecanoic (42,15%).

Mủ trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra L-rhamnose ,D-galactose, và acid D-galacturonic,…. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, muối magnesium, nhiều khoáng tố khác. Khi ngâm trong nước lạnh, nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Mủ trôm dạng thạch, màu trắng, vón thành từng cục như sương sa.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Loại dược liệu này mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

Điều trị mụn nhọt

Theo nghiên cứu, dịch chiết trong lá trôm có thành phần khám viêm, chống nhiễm trùng, hỗ trợ điều trị trong chuột thí nghiệm bị phù chân.

Chiết xuất cồn của trôm thể hiện khả năng chống viêm cấp tính và mãn tính tương đương với dùng indomethacin (thuốc kháng viêm giảm đau), và lại không để lại tác dụng phụ.

Nhuận tràng

Lá cây trôm được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng được ruột, bệnh ngoài da, viêm nhiễm và nhiều bệnh lý khác. Hạt của quả trôm được rang xay và ăn như là một loại thức ăn. Loại thực vật này đã được chứng minh chứa nhiều chất kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, phòng ngừa đái tháo đường.

Điều hòa đường huyết

Trong nghiên cứu, dịch chiết cồn từ lá trôm có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt trên chuột nhắt phòng thí nghiệm.

Ức chế khối u

Dịch chiết lá trôm có tác dụng làm lành vết loét dạ dày trên thỏ gây ra do stress, indomethacin, và thuốc reserpine (thuốc điều trị tăng huyết áp).

Làm đẹp da

Ngoài ra, người ta còn dùng mủ trôm như một loại kem dưỡng da và trị nám. Kem có tác dụng dưỡng da, đặc biệt có thể điều trị mụn, nám, da sần, lão hóa da, nám, tàn nhang. Một trong những tác dụng quan trọng là giữ ẩm cho làn da. Điều này thật sự cần thiết cho làn da của các chị em phụ nữ.

Theo y học cổ truyền

Mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao. Vì thế, ngoài chức năng thanh nhiệt, dầu hạt trôm ( có màu vàng nhạt) còn có tác dụng nhuận tràng, lợi trung tiện.

Chè mủ trôm rất thanh mát, tốt cho sức khỏe
Chè mủ trôm rất thanh mát, tốt cho sức khỏe

Vỏ cây giúp lợi tiểu, bài xuất mồ hôi. Lá trôm có mùi hôi; nhưng lại có có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, nhuận tràng thần kì. Nước sắc vỏ quả trôm có chất nhầy làm săn da.

Mủ trôm có công dụng thanh nhiệt, và điều trị mụn nhọt, thích hợp cho những ngày hè. Ngoài ra, còn giúp nhuận tràng, đại tiện dễ dàng và điều hòa đường huyết. Đặc biệt, mủ trôm thường được dùng cùng với đường, nước đá và các thức uống giải nhiệt khác như hạt é, hạt chia…

Lưu ý khi sử dụng Mủ trôm

  • Không đun nấu mủ trôm ở nhiệt độ cao vì sẽ làm mất tác dụng của nó.
  • Ngâm với nước nguội và khi ngâm, cần chú ý chờ mủ trương nở hoàn toàn rồi mới sử dụng để tránh tắc ruột. Không ngâm mủ trôm với nước nóng.
  • Mủ trôm cũng không nên uống cùng lúc với thuốc khác (cách nhau ít nhất 1 giờ để tránh ngộ độc thuốc).
  • Không nên lạm dụng để tránh bị tiêu chảy và các tác dụng phụ. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 200 ml nước mủ trôm đã ngâm nở (từ khoảng 1 g bột).
  • Thí nghiệm trên ruồi dùng dầu hạt trôm, thấy rằng cho ruồi sử dụng hằng ngày ở nồng độ cao làm giảm tuổi thọ của ruồi.
  • Thí nghiệm trên chuột, thấy rằng cho chuột ăn bữa ăn chứa 3 % dầu trôm trong 16 hoặc 20 tuần làm chuột chậm sinh sản.

Những đối tượng không nên sử dụng Mủ trôm

  • Phụ nữ đang trong thời kì nuôi con, đặc biệt thời kì có thai hoặc cho con bú.
  • Người có khối u trong ruột.
  • Người có tính hàn, hay bị lạnh bụng, đi ngoài tiêu chảy.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*