Ngải cứu là một trong những loài cây thuốc quan trọng thuộc chi Artemisia, một nhánh của học Cúc Asteraceae. A. Vulgaris. Ngải cứu có lịch sử lâu đời trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh ở nhiều nơi trên thế giới. Loài cây này sở hữu một nhóm khá rộng những đặc tính trị liệu: chống sốt rét, chống viêm, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, ngừa tổn thương gan, chống co thắt và chống nhiễm trùng. Những tác dụng nêu trên là do sự góp mặt các hoạt chất gồm flavonoid, sesquiterpene lacton, coumarin, acetylenes, axit phenolic, axit hữu cơ, mono- và sesquiterpen.
1. Công dụng cây Ngải cứu
Ngải cứu có một lịch sử lâu dài trong hệ thống y học cổ truyền ở nhiều nơi trên thế giới. Từ xưa, người Trung Quốc đã sử dụng dược liệu này làm giảm đau dạ dày và điều trị loét dạ dày. Gần đây còn được dùng trong điều trị viêm gan, co giật và vàng da sơ sinh kết hợp với điều trị châm cứu. Ngoài ra, ngải cứu giúp hạ đường huyết, chống nhiễm trùng, thuốc lợi tiểu, giảm đau, chống giun sán. Được xem là một loại thuốc hữu ích trong điều trị bệnh thấp khớp, hen suyễn và động kinh.
2. Câu chuyện Ngải cứu
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Họ cúc (Asteraceae). Tên của chi Artemisia đến từ nữ thần săn bắn Hy Lạp. Nữ hoàng Artemisia là một trong những nhà y học và thực vật nổi tiếng. Cũng là người xây dựng lăng mộ cho Mausolus, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Truyền thuyết kể rằng, danh y Tôn Tư Mạc còn là một cậu bé 5 tuổi. Ông đã theo cha đi khắp nơi khám bệnh và lên núi hái thuốc. Một lần nọ, khi đang đi hái thuốc gặp một bằng hữu nhí bị té rất đau và khóc rất nhiều. Ông bèn tìm xung quanh, phát hiện một loại cây cỏ nên nhai và đắp cho bạn của mình. Cậu bé ngưng khóc và vết thương bớt đau hơn. Người bạn này mới hỏi tên cây thuốc kỳ diệu này, Tôn Tư Mạc mới suy nghĩ và lấy tiếng khóc “ai! ai! ai!” (theo phiên âm Trung Quốc) của bạn mình làm tên. Từ đó gọi là Ngải diệp, chính là Ngải cứu của chúng ta hiện nay.
2. Thành phần hóa học Ngải cứu
Ngải cứu được biết đến với loại thực vật chứa nhiều flavonoid khác nhau. Bao gồm 7 hoạt chất thuộc nhóm flavones, 2 thành phần thuộc glycoside flavone, flavanone, flavonol và 8 hoạt chất thuộc nhóm flavonol glycoside. Eriodictyol và luteolin là các hợp chất phong phú nhất trong số tất cả các đề cập ở trên. Eriodictyol có đặc tính chống viêm. Việc bổ sung eriodictyol có thể phát huy tác dụng có lợi trong điều trị bệnh võng mạc tiểu đường. Luteolin sở hữu một loạt các hoạt động sinh học bao gồm chống ung thư, kháng khuẩn và chống oxy hóa.
3. Tinh dầu ngải cứu
Tinh dầu của ngải cứu chủ yếu là các hợp chất dễ bay hơi. Bao gồm α-pinen, long não, camphene, germacrene D, 1,8-cineole, β-caryophyllene and α-thujone. Các nhà khoa học xác định 51 hợp chất trong tinh dầu. Các thành phần và sản lượng tinh dầu (0,1% – 1,4%) của Ngải cứu phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc địa lý, điều kiện môi trường. Cũng như sự phát triển theo từng giai đoạn của cây. Bên cạnh tinh dầu Ngải cứu bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Tinh dầu trầu không: 20 công dụng hữu ích tuyệt vời.
4. Hoạt động dược lý của Ngải cứu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các hoạt động sinh học đa dạng của Ngải cứu. Do cây có số lượng dược tính cao và được ứng dụng nhiều trong y học.
4.1. Giảm đau
Ngải cứu được dùng như một chất giảm đau trong khi kết hợp với liệu pháp châm cứu. Ngoài ra, thuốc cứu cũng được sử dụng như một gia vị trong những nền văn hóa phương Tây. Nó cũng đã được sử dụng để tạo hương vị trà và các món cơm ở châu Á. Lá ngải cứu non đã được sử dụng như hương liệu khử mùi trứng, thịt và cá. Như Việt Nam ta có món trứng ráng ngải cứu.
4.2. Chống muỗi
Tinh dầu Ngải cứu có tác dụng diệt côn trùng như muỗi Aedes aegypti được biết đến là một vectơ của các bệnh như sốt xuất huyết, sốt vàng da và ấu trùng chikungunya. Hơn nữa tinh dầu này được báo cáo là hoạt tính biểu hiện 90% chống lại A. aegypti.
4.3. Chống ký sinh trùng
Mức độ chống lại ký sinh trung được đánh giá ở mức độ trung bình. Chiết xuất từ lá chống ký sinh trùng sốt rét Plasmodium yoelii khi dùng đường uống.
Thuốc artemisinin, được tìm thấy trong ngải cứu, là một loại thuốc chống sốt rét. Sự có mặt của một gốc endoperoxide trong cấu trúc của artemisinin là giải pháp chống sốt rét trong nhiều giai đoạn phát triển ký sinh trùng. Kết hợp các dẫn xuất artemisinin và các thuốc chống sốt rét khác, thường được gọi là artemisinin liệu pháp kết hợp do WHO đề xuất 2006.
4.4. Khói từ ngải cứu
Xông khói tinh dầu ngải cứu có khả năng chống lại ruồi nhà, mọt đỏ, mọt đậu và mọt đục hạt. Các đặc tính diệt côn trùng của tinh dầu ngải cứu là do sự hiện diện của camphene, chloro và α-Thujone. Long não trong tinh dầu có đặc tính chống sâu bướm. Do đó, được sử dụng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và dược phẩm. Nhiều thành phần trong tinh dầu được so sánh tương đương với chất oxy hóa chuẩn và được xem như chất tự nhiên để bảo quản thực phẩm.
4.5. Kháng khuẩn
Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn, côn trùng và ký sinh trùng khác nhau. Hoạt động chống vi khuẩn của tinh dầu có tác dụng trên Staphylococcus aureus, Staphylococcus cholermidis, Enterococcus faecalis, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Salmonella typhimurium và Candida albicans. Các hoạt động chống vi khuẩn của tinh dầu từ đến từ các hoạt chất α-thujone, 1,8-cineole và camphene.
Các diterpene lactone chính được tìm thấy trong nhóm cho thấy đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm cao. Ngoài ra, có khả năng chống oxy hóa khi tế bào bị stress oxy hóa.
5. Cách dùng
Mặc dù có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không nên dùng nhiều vì ngải cứu có thành phần độc tố. Khi sắc lá ngải cứu uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3 – 5g khô (9 – 15g tươi) và dùng theo từng đợt, hết bệnh thì ngừng dùng.
Đối với những chị em dùng ngải cứu chế biến các món ăn tẩm bổ hoặc để an thai… cần chú ý chỉ nên dùng 3 – 5 ngọn nhỏ (9 – 15g tươi), tránh dùng quá liều.
6. Lưu ý
- Những người bị rối loạn đường ruột cấp tính không dùng ngải cứu, nếu không tình trạng bệnh sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
- Người bệnh viêm gan khi ăn ngải cứu dược chất sẽ đi vào gan gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria).
- Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu thai kì sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
- Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu để uống thường xuyên như nước trà.
Kiêng kỵ
Người huyết nhiệt, âm hư không dùng.
Ngải cứu là một loại thảo dược quen thuộc, trong một số trường hợp có thể sử dụng ngoài da, chườm ấm như một kinh nghiệm dân gian. Hoặc là sử dụng như một gia vị trong món ăn hằng ngày. Đây chính là giá trị dưỡng sinh nói chung hay phương thức thực dưỡng trong y học cổ truyền nói riêng.
Để lại một phản hồi