Ô môi: Thực hư công dụng đến từ loài cây của tuổi thơ

Ô môi là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể giảm đau, nhuận tràng… hiệu quả. . 

Ô môi là gì?

  • Tên gọi khác: Cây cốt khí, Bồ cạp nước, Bọ cạp nước, Krêête, Brai xiêm, Aac phlê, May Khoum…
  • Tên khoa học: Cassia grandis L. F
  • Tên dược liệu: Quả, lá, vỏ – Fructus, Folium et Cortex Cassiae grandis.
  • Họ khoa học: Họ Vang (Caesalpiniaceae)

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Theo các tài liệu, Ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ để làm cảnh hay tạo bóng mát. Hiện này, loài đã di thực đến khắp nơi trên thế giới từ Nhật Bản, Trung Quốc… Tại Việt Nam, có thể bắt gặp cây ở các khu vực phía nam hoặc phía bắc để làm thuốc hoặc lấy bóng mát.

Đặc điểm sinh trưởng:

  • Thích hợp với khí hậu nóng ẩm,
  • Các tỉnh miền Tây và Đông nam bộ là nơi tập trung trồng Ô môi nhiều nhất.
  • Ra hoa quả nhiều hằng năm, thụ phấn nhờ gió và côn trùng.
  • Quả dài và nặng nên dễ bị rụng khi gặp gió bão.
  • Hạt nhiều, tỉ lệ nảy mầm cao lên đến 80%. Cây trồng từ hạt sau 3-4 năm là bắt đầu có quả.

Thu hái:

  • Thời điểm thích hợp là mùa thu, lúc này quả đã chín đều.
  • Trong năm, mùa quả là tháng 5-10, mùa hoa nở tháng 2-3.
  • Vỏ thân và lá có thể hái quanh năm.
  • Sau khi thu hái quả, loại bỏ phần vỏ và hạt, dùng phần cơm quả ngâm rượu uống. Rượu này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe, kiện gân cốt,…

Mô tả toàn cây Ô môi

Thuộc loài thân gỗ, có thể cao tối đa 20 m, đường kính trung bình 50 cm, bề mặt nhẵn, sắc nâu đen. Phân thành nhiều cành to, mọc thẳng, vỏ nhẵn, rậm rạp. Khi cành còn non sẽ được bao phủ bởi lớp lông mịn.

Lá kép, dạng lông chim, dài trung bình 25 cm. Có khoảng 10-20 đôi lá chét, mỗi lá dày, dài, dài trung bình 5 cm, rộng 1-2 cm, gốc và ngọn đều tròn, cuống ngắn, có lông bao phủ. Phiến lá có gân rõ, sắc xanh bóng.

Cụm hoa, kích thước 12-15 cm, sắc hồng, mọc ở nách lá.

Quả cứng, hình trụ dài, sắc đen nâu, hơi cong lưỡi liềm, kích thước có thể dài tới 60 cm, được phân thành 50-60 ô, ngăn cách nhau bởi màng mỏng trắng. Mỗi ô chứa một hạt dẹt, bao quanh có lớp cơm màu nâu, mùi hắc, vị ngọt, lúc tươi hơn có vị chua nhẹ. Khi chín, lắc quả sẽ nghe tiếng lóc cóc, đặc biệt

Ô môi là loài cây quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người.
Ô môi là loài cây quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người

Bảo quản

Bảo quản: Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt, nếu đã chế biến thành rượu Ô môi thì cần đậy nắp bình thật kín, tránh sâu bọ.

Tác dụng của Ô môi

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu,  có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:

  • Cơm quả: Đường glucose, fructose, tannin, saponin, chất nhầy, canxi oxalate, anthraglucosid, tinh dầu, chất nhựa, sáp…
  • Hạt: Chất béo
  • Lá: Anthraglucosid và flavonoid.
  • Vỏ cây: tannin

Tác dụng Y học hiện đại

Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa: Giúp kích thích tiêu hóa, tăng sự thèm ăn, giảm khó tiêu, buồn nôn…

Giảm đau: Hỗ trợ các bệnh lý về xương khớp, giảm đau hiệu quả.

Nhuận tràng: Tốt cho những người bị táo bón, thông tiện.

Dùng ngoài da giúp sát trùng, trị các vết thương do rắn, rết cắn (Campuchia).

Tác dụng Y học cổ truyền

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, mùi hăng hắc.

Công dụng: Giảm đau, nhuận tràng, thông tiện, kích thích tiêu hóa, lành vết thương…

Chủ trị: Các vấn đề tiêu hóa, ăn không ngon, buồn nôn, táo bón, đau nhức xương khớp…

Cách sử dụng Ô môi

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Ô môi có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc phần quả của dược liệu này có thể ăn sống hoặc ngâm rượu uống…

Liều dùng:

  • Trị táo bón: Quả 4-6g, tối đa 20g.
  • Bồi bổ sức khỏe: Rượu 2 chén nhỏ x 2 lần/ ngày, trước bữa ăn.
  • Vỏ thân và lá: 15-20g/ ngày.
  • Dùng ngoài không kể liều lượng cố định.

Kiêng kỵ:

  • Mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng dược liệu.
  • Người mắc bệnh lý đặc biệt về gan, thận cần thận trọng.

Một số bài thuốc từ Ô môi

Hỗ trợ đau nhức xương khớp, viêm khớp

Ô môi (vỏ), dây đau xương, Cốt toái bổ, mỗi vị 100g, Quế nhục 30g, ngâm tất cả vào 1 lít rượu nếp 30 độ, ngâm trong 20 ngày, mỗi lần dùng 30 ml, ngày dùng 2-3 lần.

Trị táo bón, nhuận tràng

Lá Ô môi 10g đun sôi với 1 lít nước, chia 3 lần uống sau khi ăn, dùng liên tục trong 1 tháng

Quả Ô môi có vị ngọt, hơi đắng, mùi đặc trưng

Dùng ngoài da, viêm da, lở ngứa

Ô môi (lá) rửa sạch, giã nát tươi hoặc ngâm với một ít rượu, sau đó đắp vào vùng da bị bệnh, vết thương sẽ được sát trùng, nhanh lành

Ô môi không chỉ là loài cây quen thuộc, mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*