Sâm tố nữ: dược liệu giúp phụ nữ giữ nét xuân xanh

Sâm tố nữ là một loài cây dược liệu đặc hữu của Thái Lan. Nó đã được sử dụng trong y học bản địa nhờ khả năng chống lão hóa ở phụ nữ và nam giới trung niên trong gần một trăm năm nay. Hiện nay, các sản phẩm có chiết xuất từ sâm tố nữ được nhập vào nước ta.

Sâm tố nữ là gì?

Tên khoa học

  • Tên gọi: Sâm tố nữ, Sắn dây củ tròn, Kwao Krua.
  • Tên khoa học: Pueraria mirifica.
  • Họ Đậu Fabaceae.1

Mô tả dược liệu

  • Sâm tố nữ là loại cây thân dây leo. Lá cây dạng hình chân vịt. Hoa màu tím, có 5 cánh. Cụm hoa dài khoảng 30cm, mọc ở đầu cành. Hoa nở vào tháng 2 – 3, tạo quả vào tháng 4. Quả có vỏ màu nâu, chứa từ 3 – 5 hạt.
  • Củ có nhiều kích thước khác nhau, bên trong có màu trắng. Nếm củ có thể bị chóng mặt hoặc đau đầu.1
Đặc điểm của sâm tố nữ
Đặc điểm của sâm tố nữ

Phân bố, thu hái

  • Dược liệu được tìm thấy nhiều ở những vùng đồi núi phía bắc Thái Lan. Ngoài ra, dược liệu này còn phân bố nhiều ở các khu vực Đông Nam Á.
  • Người ta thu hoạch sâm tố nữ vào tháng 10 – 12.

Tác dụng của Sâm tố nữ

1. Thành phần hóa học

Người ta tìm thấy ít nhất 17 hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học giống estrogen. Tất cả những chất này đều là phytoestrogen có cấu trúc tương tự như 17 β-estradiol.

2. Tác dụng theo Y học hiện đại

  • Miroestrol, phytoestrogen trong sâm tố nữ có hoạt tính estrogen tương tự như estriol, được coi là estrogen an toàn nhất cho con người. Hơn nữa, sâm tố nữ có chứa phytoestrogen không gây độc tế bào. Từ đó giúp phụ nữ cải thiện các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, khó ngủ,… không gây hại cho gan, huyết học, thận.
  • Loãng xương và gãy xương sau mãn kinh là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Mặc dù liệu pháp thay thế estrogen có hiệu quả trong việc giảm gãy xương dễ gãy, nhưng nhiều tác dụng phụ đáng lo ngại. Các phytoestrogen trong dược liệu này hoạt động như estrogen, tăng cường biểu hiện của ALP và collagen loại I trong nguyên bào xương, do đó có thể thúc đẩy sự hình thành xương.
  • Ngoài ra, ở phụ nữ sau mãn kinh, teo, mỏng các mô âm đạo, giảm tiết âm đạo và tăng pH âm đạo, là một triệu chứng phổ biến dễ mắc bệnh viêm âm đạo, khô âm đạo, ngứa, rát và kích ứng. Hầu hết các trường hợp teo âm đạo do suy giảm nồng độ estrogen nội sinh. Estrogen và phytoestrogen của sâm tố nữ tạo biểu mô âm đạo và sản xuất glycogen. Sau đó, vi khuẩn Lactobacilli sử dụng glycogen có thể “sinh sôi” ở âm đạo, giảm độ pH âm đạo mà không giảm nồng độ LH trong huyết tương và đỏ da.

3. Tác dụng theo Y học cổ truyền

Sâm tố nữ được y học bản địa Thái Lan sử dụng như một vị thuốc cải lão ở cả nam lẫn nữ giúp  trẻ hóa, cải thiện các chứng mãn kinh ở nữ giới: suy giảm ham muốn tâm lý thất thường, da sạm, nám, khô.

Cách sử dụng Sâm tố nữ

Ngày nay, có sẵn ở dạng viên nén, chiết xuất, kem, thuốc xịt và dạng bột, do đó có thể thêm vào các chế phẩm thuốc hoặc thảo mộc khác với liều lượng khác nhau.

Liều lượng

Dựa trên các nghiên cứu hiện có, liều lượng an toàn của sâm tố nữ bổ sung trong chế độ ăn uống cho người là 1-2 mg/kg thể trọng/ngày hoặc khoảng 50-100 mg/ngày.

Lưu ý: sử dụng liều cao hơn 200 mg/kg thể trọng/ngày gây tăng sinh tế bào trong tuyến vú. Nếu dùng trong thời gian ngắn có thể tăng trọng lượng tử cung, giãn nở, xuất huyết và viêm thành tử cung. Nếu dùng liều này kéo dài có thể sinh ung thư nội mạc tử cung, tuyến vú. Vì vậy, liều lượng tối ưu cho mục đích sử dụng cần được tính toán trước để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Kiêng kỵ

Thành phần hóa học của sâm tố nữ có thể tác động vào hệ thống nội tiết tố. Do đó, người mắc bệnh lý ở buồng trứng, tuyến giáp, người có khối u,… không nên sử dụng  để tránh trường hợp bệnh nặng thêm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*