Thạch sùng: Loài bò sát quen thuộc làm thuốc

Dân gian Việt Nam có câu chuyện cổ tích về một người đàn ông, vì thi đấu so của cải mà mất trắng gia sản gầy dựng bao năm. Ông ta chết đi, hóa thành một loài bò sát. Người đàn ông đó có tên là Thạch sùng, và câu chuyện này cũng để kể về sự tích về loại động vật này. Thạch sùng thì có lẽ chúng ta không ai là không một lần nhìn thấy. Nhưng loài vật tưởng chừng không có tác dụng gì này thực chất cũng là một vị thuốc trong Đông y. 

Thạch sùng là gì?

Đặc điểm của Thạch sùng

Thạch sùng có tên khoa học Hemidactylus frenatus Schlegel, thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae). Một số nơi còn gọi nó là “Thằn lằn”. Tuy nhiên trên thực tế, Thằn lằn thuộc nhóm động vật bò sát, và gồm có nhiều loại Thằn lằn.

Đây cũng là một loài động vật bò sát, thường sống trên tường nhà. Con trưởng thành toàn thân nó có thể dài từ 8 – 12cm. Chúng ta thường thấy hình ảnh lưỡi thè ra khỏi miệng để bắt các loài sâu bọ, côn trùng, ruồi muỗi làm thức ăn. Thạch sùng thường săn mồi vào ban đêm. Chúng hay hoạt động ở những khu vực có ánh đèn (do đó là những nơi thu hút côn trùng).

Thân của loài vật này nhẵn, hơi có vảy rất nhỏ. 4 chân của chúng có màng giúp bám dính chắc lên tường. Khi bị săn đuổi, nó có thể tự rụng đuôi để chạy trốn. Một thời gian sau, đuôi của nó sẽ tự mọc lại.

Tuy gây khó chịu cho nhiều người, nhưng đây lại là một phần rất có ích trong một không gian khép kín. Vì nó giúp hạn chế lượng côn trùng, nhện, ruồi muỗi,…

Phân bố

Thạch sùng là loài bò sát bản địa Đông Nam Á. Nhưng sau này nhờ các hoạt động giao thương, đi lại, nó đã di thực đến nhiều nơi trên thế giới như châu Mỹ, châu Úc, châu Phi, Trung Đông, các nước khác châu Á,…

Bộ phận dùng

Dùng toàn con, lấy cả ruột. Chú ý khi săn bắt phải cố gắng giữ được đuôi của nó.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể bỏ bịch kín cột treo lên cao. Tránh nơi ẩm thấp là mốc, hư hại thuốc.

Tác dụng của Thạch sùng

Thành phần hóa học trong dược liệu

Theo nghiên cứu trong con non có chất béo chiếm tỉ lệ 11,92% 15,38% trong con đực trưởng thành và 15,97% trong con cái trưởng thành.

Thành phần của chất béo đó gồm: lexitin, lyzolexitin, sphingomyelin và xephalin, cardiolipin, photphatidyl serin và photphatidylinontola.

Tác dụng của Thạch sùng

Theo Y học cổ truyền, Thạch sùng có vị mặn, tính hàn, và loài này hơi có độc. Nó có tác dụng:

  • Trừ phong thấp, chữa trúng phong.
  • Chữa đau các khớp xương.
  • Trị cam lỵ ở trẻ con.
  • Làm tiêu hòn cục trong cơ thể.
  • Chữa động kinh, co giật.
  • Chữa tràng nhạc (lao hạch).
  • Trị vết rắn cắn.
Thạch sùng được phơi khô để làm thuốc
Thạch sùng được phơi khô để làm thuốc

Cách dùng Thạch sùng

Ngày dùng 1 – 2 con, dùng sống hoặc sao khô, tán bột. Có thể đem sắc lên hay dùng ngoài. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc sử dụng Thạch sùng

1. Bài thuốc chữa hen phế quản

Bắt 1 con Thạch sùng, chú ý bảo quản đuôi, cho vào cối giã nhuyễn, thêm vào đó 1 quả trứng gà, trộn đều lên rồi cho vào chảo dầu chiên ăn. Ăn khi đói lúc sáng sớm, ngày ăn 1 lần.

2. Bài thuốc chữa chân tay tê dại, đi đứng đau mỏi

Thạch sùng, Cù túc xác, Nhũ hương, Một dược, Cam thảo, Trần bì tán bột sắc uống.

3. Bài thuốc chữa tràng nhạc mới phát

Thạch sùng (7 con nướng chín), Thiên nam tinh 50g, Bạch phụ tử 50g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, rồi tán và rây thành bột mịn. Luyện với mật ong, làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 7 viên với rượu hâm nóng.

4. Bài thuốc chữa chứng lở loét lâu ngày không khỏi hoặc có rò, đau nhức

Thạch sùng sấy khô tán bột, trộn với dầu đem bôi vào vết loét. Trường hợp mủ nhiều thì 2 ngày thay thuốc 1 lần, còn mủ ít 4 ngày thay thuốc 1 lần.

Thạch sùng, loài động vật tưởng chừng như không có tác dụng gì lại là một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự thăm khám để chẩn đoán bệnh từ thầy thuốc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*