Trâm bầu là một loại cây mọc hoang phổ biến ở miền Nam nước ta, đặc biệt là các con kênh ven miền Tây. Đây là một loại cây có sức sống dẻo dai và phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, ít người biết Trâm bầu còn có tác dụng trị giun, giảm đau bụng, cầm tiêu chảy.
1. Mô tả
Trâm bầu có tên khoa học là Combretum quadrangulare Kurz., thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Ngoài ra, Trâm bầu còn được gọi bằng nhiều tên khác như Chưn bầu, Chưng bầu, Tim bầu, Ke khao (Tiếng Lào), Săng kê (Tiếng Campuchia), Song re.
1.1. Cây Trâm bầu
Cây nhỡ hay cây to, có thể cao đến 12m. Cành non có 4 cạnh, mép có rìa mỏng. Lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hay hơi nhọn, gốc thuôn. Hai mặt lá đều có lông, nhất là ở mặt dưới.
Cụm hoa hình bông mọc ở nách lá, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Quả có 4 cánh mỏng. Hạt hình thoi, có rìa.
1.2. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của cây Trâm bầu là hạt, rễ và lá.
Thu hái quả vào tháng 1 – 2, đem phơi khô, lấy hạt. Rễ, lá có thể thu hái quanh năm.
2. Thành phần hoá học
Trước đây, chỉ có một flavonoid, combretol được phân lập từ hạt của cây này. Sau này, nghiên cứu hóa học của rễ và hạt dẫn đến việc phân lập ba axit cacboxylic tracplic pentacyclic, được xác định tạm thời là 3 Beta, 6 Beta, 18 Beta-trihydroxy-urs-12-en-30-oic acid, 3, 6-diketo axit -olean-12-en-28-oic và axit olean-12-en-28-oic. Ngoài ra, B-sitosterol, B-sitosteryl, hai rượu chuỗi dài và một amin cũng được phân lập.
Những hợp chất quan trọng được nghiên cứu đến từ chiết xuất cồn (MeOH) từ lá của cây Trâm bầu này.
3. Tác dụng dược lý
3.1. Hoạt tính kháng khuẩn
Chiết xuất cồn thô của hạt Trâm bầu cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống lại cầu khuẩn gram dương, S. aureus nhạy cảm với methicillin và S. aureus kháng methicillin.
Dịch chiết cũng được tìm thấy có hoạt tính chống vi khuẩn gram âm không lên men P. aeruginosa và Acinetobacter baumanii và trực khuẩn gram âm lên men.
Chiết xuất ether và ethanolic của vỏ rễ khô hoặc hạt khô của cây có hiệu quả chống giun đất khi thử nghiệm in vitro.
Chiết xuất lá khô của cây được báo cáo cho thấy hoạt động kháng khuẩn chống lại Helicobacter pylori.
3.2. Hoạt tính chống HIV
Các dịch chiết nước và chiết cồn từ Trâm bầu được kiểm tra về hoạt tính ức chế của chúng đối với sự tích hợp HIV-1 (IN). Đây là một loại enzyme cần thiết cho sự nhân lên của virus. Các nhà nghiên cứu ghi nhận hoạt động ức chế đáng kể chống lại enzyme đã được thử nghiệm đối với cả dịch chiết nước và dịch chiết cồn.
3.3. Hoạt động gây độc tế bào
Cycloartane tritererpenoids và flavonoid được phân lập từ chiết xuất cồn của lá đã có hoạt động gây độc tế bào ở tế bào ung thư di căn gan từ ung thư biểu mô đại tràng. Methyl quadrangutarate B và D trong số các testterpenoids cho thấy độc tính tế bào mạnh.
4. Công dụng và liều dùng
4.1. Công dụng
Cây Trâm bầu chủ yếu được sử dụng trong dân gian với hạt dùng để trị sán, giun. Lá dùng chữa sốt rét rừng, đau bụng, tiêu chảy.
4.2. Liều dùng
Dùng từ 10g đến 20g tuỳ tài liệu.
5. Kinh nghiệm dân gian
Trị giun đũa, giun kim
Dùng hạt đem nướng rồi kẹp qua Chuối chín, nhai nuốt. Người lớn dùng 10 – 15 hạt (14 – 20g), trẻ em tuỳ tuổi 5 – 10 hạt (7 – 14g). Uống liền trong 3 ngày. Nhân dân thường dùng phối hợp với lá Mơ tam thể; cắt nhỏ hai thứ trộn đều, thêm bột và nước làm bánh ăn vào sáng sớm lúc đói.
Tóm lại, Trâm bầu là một loại thuốc được dùng trong dân gian với công dụng trị giun là chính. Bên cạnh đó, nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy Trâm bầu có hoạt tính kháng khuẩn, ức chế HIV và gây độc tế bào. Những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng vị thuốc, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
Để lại một phản hồi