I. Định nghĩa
– Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng,là cái khung của hệ kinh lạc, đi ở sâu; lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra các mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông
– Kinh lạc phân bố ra toàn thân là con đường vận hành của âm và dương, khí và huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân mạch, cơ nhục, xương… kết nối thành một chỉnh thể thống nhất.
II. Cấu tạo hệ kinh lạc
a./ 12 kinh mạch chính
CQ | Tên kinh | Tác dụng |
3 Kinh âm ở tay | Thủ thái âm phế | |
Thủ thiếu âm tâm | ||
Thủ quyết âm tâm bào lạc | ||
3 kinh dương ở tay | Thủ thái dương tiểu trường | |
Thủ thiếu dương tam tiêu | ||
Thủ dương minh đại trường | ||
3 kinh âm ở chân | Túc thái âm tỳ | |
Túc thiếu âm thận | ||
Túc quyết âm can | ||
3 kinh dương ở chân | Túc thái dương BQ | |
Túc thiếu dương đởm | ||
Túc dương minh vị | ||
b./ 8 mạch phụ
Mạch nhâm | Âm duy |
Mạch đốc | Dương duy |
Mạch xung | Âm kiểu |
Mạch đới | Dương kiểu |
c./ 12 kinh biệt:
– Đi ra từ kinh chính
d./ 12 kinh cân:
– Nối liền các đầu xương ở tứ chi không qua tạng phủ
e./ 15 biệt lạc:
– Đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và 1 tổng lạc
g./ Tôn lạc:
– Từ biệt lạc phân nhánh nhỏ
h/. Phù lạc:
– Từ tôn lạc nổi ra ngoài da
– Có 319 huyệt phân bố ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ, tổng cộng là 371 huyệt nằm trên 14 đường kinh. Nếu tính cả hai bên ( 319*2 + 52 = 690 huyệt), khoảng 200 huyệt ngoài đường kinh ( hiện nay tại TQ có những phát hiện thêm nhiều huyệt mới
– Trong kinh lạc, ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh mà nó cư trú.
III. Tác dụng của hệ thống kinh lạc
– Hệ thống kinh lạc nơi khí huyết thông hành trong các tổ chức của cơ thể có tác dụng chống ngoại tà xam nhập vào cơ thể bảo vệ cơ thể
– Hệ thống kinh lạc liên kết nối liền các cơ quan tạng phủ trong cơ thể (tạng phủ, tứ chi, cửu khiếu, cân mạch, xương da..) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất.
– Khi công năng hoạt động của hệ kinh lạc bị trở ngại, khiến cho kinh khí không thông suốt thì rất rễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng tức là từ kinh mạch vào phủ tạng
– Bệnh ở phủ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở kinh mạch đi qua: VD như vị nhiệt thì loét miệng (kinh tỳ), cơn đau tức ngực do co thắt mạch vành thì triệu chứng thuộc tâm kinh …
– Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định trong cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, chướng), điện sinh vật trên đường đi của kinh mạch mà người ta có chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào, đó gọi là Kinh kinh lạc. VD: nhức đầu vùng đỉnh do kinh can; đau nửa đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang, đau trước mặt thuộc kinh tỳ…
– Ngoài ra người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tỉnh huyệt ( huyệt tận cùng đầu chi của các kinh) hay những huyệt nguyên ( huyệt chính của 1 đường kinh) bằng máy đo kinh lạc để đánh giá tình trạng hư thực của khí huyết ( huyết tay trái, khí tay phải) hoặc tình trạng hư thực của phủ so với số liệu trung bình hoặc so hai bên cơ thể với nhau…
– Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu và xoa bóp, thuốc
– Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo đạt nhiều thành tự to lớn.
– Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh:
VD: Quế chi quy kinh phế nên chữa bệnh thuộc về phế ( ho, hen, cảm mạo…)
- Ma hoàng vào kinh phế chữa ho hen…; vào bàng quang có tác dụng lợi niệu….
Để lại một phản hồi