SÀI HỒ CÙNG CÁT CĂN
Công hiệu khác nhau
Sài hồ và Cát căn đều là vị thuốc thăng dương, phát tán biểu tà, Trong lâm sàng thường dùng phối hợp. Nhưng trong thực tế hai vị thuốc này công dụng không giống nhau, cần được xem xét kỹ trong sử dụng.
Công hiệu chủ yếu phân biệt như sau:
- Sài hồ tán tà ở thiếu dương kinh, bán biểu, bán lý.
- Cát căn tán tà ở cơ biểu dương minh kinh, chuyên giải và đẩy lùi nhiệt ở cơ.
- Sài hồ thanh dương ở can đởm Cát căn thăng dương khí ở tỳ, vị.
- Sài hồ sơ can, giải uất. Cát căn thanh vị, giải
- Sài hồ bài trừ cái cũ, sinh ra cái mới.
- Cát căn sinh ra tân dịch (nước bọt) chỉ khát.
Chủ trị khác nhau
1. Sài hồ chủ trị bệnh ở thiếu dương kinh, hoặc tà khí ở mô nguyên . Cát căn chữa chứng ngoại cảm ở biểu.
Sài hồ chủ trị bệnh ở thiếu dương kinh (đã nói rõ ở mục Sài hồ cùng với Thăng ma),
Cát căn khí vị đều khinh bạc, nhẹ nhàng, phát tán nhẹ nhàng, có khả năng giải được tà khí ở cơ biểu, sở trường giải nhiệt, thoái nhiệt ở cơ. Như trong “tỳ vị luận” và bài “thanh dương thang” (hồng hoa, tửu hoàng bá, quế chi, sinh cam thảo, tô mộc, trích cam thảo, Cát căn, đương quy, thăng ma, hoàng kỳ) trị bệnh ở mật mà khẩn cấp vì trong dạ dày hỏa thịnh, mồ hôi ra không chỉ mà tiểu tiện lại xác. Lại như “thương hàn luận” có bài cốt cân thang (Cát căn, ma hoàng, sinh khương, quế chi, trích cam thảo, thược dược, đại táo) trị bệnh phong tà xâm nhập vào cơ biểu nên phát sinh các chứng bệnh đau đầu, phát nóng, không có mồ hôi, cổ cứng cáp. Nếu có ra mồ hôi thì dùng bài quế chi thang cũng khỏi, cũng như bài quế chi thang gia cát căn.
2. Sài hồ chủ trị khí hãm ở gan, mật sinh ra trệ Cát căn dùng chữa chứng tả lâu ngày; bệnh lâu ngày, bệnh thoát giang (Sa trực tràng).
Sài hồ chủ yếu dùng thanh dương ở can và đởm, chủ trị các chứng khí hãm ở can đởm (như đá nói ở mục sài hồ cùng thăng ma).
Cát căn khí vị nhẹ, dùng thăng đề nhẹ nhàng. Thăng được dưỡng khí ở tỳ vị, cho nên dùng thanh dương khí ở tỳ vị chữa bệnh tả lâu ngày, các bệnh lâu ngày như bệnh thoát giang (sa trực tràng).
Như bài “tiểu kỷ dược chứng trực quyết” trị bệnh tỳ vị bị bệnh lâu ngày sinh ra nôn mửa, tiết tả, buồn bã chẳng khỏi, phải dùng bài “thất vị bạch truật tán” (nhân sâm, bạch phục linh, cam thảo, hoắc hương diệp, mộc hương, cát căn, bạch truật)
3. Sài hồ chữa các bệnh uất nhiệt ở gan
Cát căn chữa bệnh nôn mửa
- Sài hồ sơ được uất hỏa ở gan, là vị thuốc chỉnh để chữa uất nhiệt ở
- Cát căn thanh giải được nhiệt tà ở dương minh kinh, cho nên chữa được các bệnh nội nhiệt ở dương minh kinh gây ra nôn mửa.
Như theo chứng bệnh và mạch chữa bệnh. Bài Cát căn thanh vị thang (Cát căn, trúc nhự hoàng liên, trần bì, cam thảo) trị được bệnh nôn mửa ra nước đắng, do tà khí tại kinh dương minh “mai sư tập nghiệm phương” chữa được nhiệt độc, hạ huyết; Hoặc nhỡ ăn phải chất độc mà phát động sinh bệnh dùng bài thuốc:
Sinh Cát căn 2 cân, giã vắt lấy nước 1 cân, nước ngó sen 1 cân, lọc kỹ, hòa lẫn uống. “Trừu hậu phương” trị kim sương trúng phong tức là sương mùa thu lên cơn động kinh như sắp chết dã sinh Cát căn 1 cân lọc kỹ, lấy một đấu nước đun lấy 5 cân, bỏ bã, lấy một cân uống. Còn bao nhiêu giã nhỏ đun với rượu nóng điều trị bằng tay xoa bóp. Nếu miệng mím lại không mở ra được, dùng sinh Cát căn phục nhiều lần tự khỏi, và sẽ ăn ngon.
4.Sài hồ trị bệnh trưng hà kết thành sỏi quân phúc bụng đầy thực chứng.
Cát căn trị tiêu khát.
Bởi Sài hồ còn khả năng thanh trừ cái cũ, làm ra cái mới nên chữa được bệnh, sỏi mật, bệnh sốt rét, lá lách viêm, bụng đầy.
Cát căn sinh tân dịch, chỉ khát, sinh ra âm khí cho nôn thường dùng chữa bệnh tiêu khát.
Như sách “Y học trung trung tham tây lục” có bài “chỉ ngọc dịch thang” (sinh sơn dược, sinh hoàng kỳ, tri mẫu, lụa mề gà để sống, cát căn, ngũ vị tử, thiên hoa phấn, đế trị bệnh Tiêu khát.
5. Sài hồ trị nhiệt vào huyết phận.
Cát căn trị các bệnh bị mê man, thuộc về tân nhú cư phục nói bài :phục phương cát căn phiến (bột cát côn, chế thủ ô, sinh sơn tra, chế thành viên bột chân châu viên). Đổi với các bệnh chứng cao huyết áp, do động mạch sơ cứng sinh ra, bệnh tim nhất định khỏi
– lãnh cú báo nói: dùng cát căn tẩm rượu thái thành miếng, mỗi ngày dùng từ 6 đến 12 miếng, chia làm 2 lần đến 3 lần ăn. Cứ thế dùng hết chu kỳ từ 4 đến 22 ngày nhất định khỏi bệnh.
Những đặc thù đã xét thấy khác nhau.
- Sài hồ, về đặc thù đã nói ở mục sài hồ với thăng ma
- Cát căn về đặc thù sẽ nói ở mục Cát căn với hà diệp.
Để lại một phản hồi