Đặc điểm vi khuẩn lao

Bệnh lao

Bệnh lao

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm gây tỷ lệ tử vong cao trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vi khuẩn lao phổi được phát hiện năm 1982 bởi Robert Koch và cho tới nay các nhà khoa học đã phát hiện ra những đặc điểm của vi khuẩn lao với lưu ý quan trọng.

1. Vi khuẩn gây bệnh lao là gì?

Vi khuẩn gây bệnh lao thuộc họ Mycobacteriaceae, dài từ 3-5 μm, không có lông, hai đầu tròn, thân có hạt và đứng riêng rẽ hoặc thành từng đám trên tiêu bản nhuộm Ziehl-Neelsen. Vi khuẩn lao không bị cồn và acid làm mất màu đỏ của fuchsin.

Một số đặc điểm của vi khuẩn lao gồm có:

  • Kháng cồn và acid
  • Ái khí hoàn toàn
  • Phát triển chậm, 20-24 giờ mới sinh sản một lần
  • Có nhiều quần thể chuyển hóa khác nhau ở tổn thương
  • Thay đổi khả năng gây bệnh lao dưới ảnh hưởng của môi trường
  • Có khả năng kháng lại với các thuốc điều trị bệnh lao phổilao hạch, lao màng bụng…

Khả năng tồn tại của vi khuẩn lao trong các điều kiện khác nhau như sau:

  • Trong điều kiện tự nhiên thì vi khuẩn lao có thể tồn tại từ 3-4 tháng, còn trong phòng thí nghiệm có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm.
  • Đờm của bệnh nhân lao trong phòng tối, ẩm có thể tồn tại 3 tháng mà vẫn giữ được độc lực.
  • Dưới ánh nắng mặt trời thì vi khuẩn lao bị giết sau 1,5 giờ
  • Vi khuẩn lao ngừng phát triển ở 42°C và chết sau 10 phút ở 100°C
  • Cồn 90°C có thể tiêu diệt được vi khuẩn lao trong 3 phút
  • Trong acid phenic 5% vi khuẩn chỉ sống được khoảng 1 phút
Vi khuẩn lao
Trong điều kiện tự nhiên thì vi khuẩn lao có thể tồn tại từ 3-4 tháng

2. Các quần thể chuyển hóa khác nhau của vi khuẩn lao tại tổn thương

  • Nhóm A: Gồm các vi khuẩn khu trú ở vách hang lao có đủ oxy, độ pH kiềm, thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Đây là nhóm vi khuẩn phát triển mạnh, số lượng lớn, nằm ngoài tế bào. Nhóm này dễ bị các thuốc điều trị lao tiêu diệt.
  • Nhóm B: Gồm các vi khuẩn khu trú ở vách hang lao nhưng sâu hơn nhóm A, độ pH kiềm với phân áp oxy thấp nên phát triển chậm hơn. Nhóm này chỉ có rifampicin và isoniazid là các thuốc chống lao có tác dụng.
  • Nhóm C: Gồm các vi khuẩn đã bị thực bào và nằm trong đại thực bào, vi khuẩn phát triển rất chậm vì độ pH toàn. Chỉ có pyrazinamid là phát huy tác dụng tốt, kế đến là rifampicin, còn isoniazid ít tác dụng, streptomycin thì hoàn toàn không tác dụng.
  • Nhóm D: Gồm các vi khuẩn gây bệnh nằm trong đại thực bào, hoàn toàn không chuyển hóa hay phát triển nên được gọi là nhóm vi khuẩn lao “ngủ”, các thuốc chống lao không có tác dụng. Số lượng vi khuẩn thuộc nhóm này khá ít và có thể tự bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Chẩn đoán bệnh lao
Quá trình gây bệnh của vi khuẩn lao còn phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể

3. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao

Quá trình gây bệnh của vi khuẩn lao còn phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể. Bệnh lao thường trải qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn lao sơ nhiễm: Vi khuẩn lao lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể thường gây nên tổn thương vùng ngoại vi rất thông khí của phổi. Sau 2-4 tuần khi cơ thể trở nên quá mẫn thì tổn thương dạng hạt xuất hiện và hạt lao điển hình được hình thành. Vi khuẩn lao lúc này sẽ đi đến các hạch bạch huyết kế cận và vào máu đi khắp cơ thể.
  • Giai đoạn lao tái phát: Phần lớn lao mắc phải ở người là do sự hoạt động trở lại của ổ bệnh tái phát của từ lao sơ nhiễm thường khu trú ở phần dưới hoặc gần đỉnh phổi do ở đó có nồng độ oxy cao thuận lợi cho sự phát triển. Tới khi phát hiện bệnh thì các tổn thương bã đậu đã lỏng hóa và hang lao hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phân tán nhanh chóng.

Con đường lây truyền bệnh lao có thể qua đường hô hấp, đờm dãi. Ngoài phổi thì lao có thể tiến triển ở khắp các cơ quan như đường niệu, lao xương khớp, lao màng phổi, lao màng bụng hay lao hạch.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*