Giải phẫu xương bàn tay chi tiết

giải phẫu xương bàn tay

Để giúp các bạn hiểu hơn về cấu trúc bên trong bàn tay con người, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về giải phẫu xương bàn tay. Việc hiểu rõ được cấu tạo bên trong xương bàn tay sẽ giúp bạn tránh được những tổn thương, hiểu được nguyên lý hoạt động của các chức năng bàn tay. Trong các hoạt động thường ngày, bàn tay chủ yếu được sử dụng để cầm nắm đồ vật, giúp bạn làm việc, học tập, vui chơi.

giải phẫu xương bàn tay
Hình ảnh giải phẫu xương bàn tay

Giải phẫu xương bàn tay

Đặc thù ở bàn tay là có rất nhiều đốt, ta sẽ tìm hiểu các đốt này chức năng của chúng:

Khớp bàn đốt – MCP

Đây là khớp nối từ xương bàn tay tới các xương ở ngón tay. Khớp bàn đốt ở 4 ngón trên bàn tay trừ ngón cái là khớp lồi cầu với sự vận động của hai mặt phẳng theo hướng khép lại, dạng ra hoặc duỗi và gập.

  • Tầm vận động khớp (ROM) khi gấp 70°-90°, lớn nhất ở ngón út, nhỏ nhất ở ngón trỏ. Gập mạnh nhất lúc cổ tay thực hiện tư thế duỗi 20°-30°, khiến cho các cơ gấp ngón bị căng ra.
  • Tầm vận động khớp duỗi khoảng 25°, khi tư thế cổ tay duỗi sẽ hạn chế sự duỗi ngón tay trong bàn tay và ngược lại.
  • Tầm vận động các khớp khi dạng hoặc khép là khoảng 20°. Các dạng bị hạn chế nhiều nhất khi những ngón gấp là bởi vì những dây chằng bên bị căng ra, đồng thời hạn chế vận động.

Khớp bàn đốt ngón cái khác với 4 ngón còn lại ở chỗ đây là một khớp bản lề. Nó chỉ cho phép vận động và hoạt động tại một mặt phẳng. Tầm hoạt động của khớp duỗi 0 cho tới khi gập lại từ 40° đến 90° .

Khớp gian đốt (IP)

Khớp gian đốt hay còn được gọi là khớp gian ngón, viết tắt là IP đây là các khớp giữa các ngón với nhau. Mỗi ngón lại có hai khớp gian ngón khác nhau: gần (gọi là PIP) và xa ( gọi là DIP) nối những đốt gần, giữa và xa với nhau.

Thông thường, ngón cái chỉ có một khớp IP, do thực tế ngón cái chỉ có hai đốt. Đây là khớp bản lề, chúng cho phép vận động tại 1 mặt phẳng (có thể thực hiện thao tác gấp duỗi), được làm rất vững chắc ở hai bên bởi những dây chằng các bên bị hạn chế bởi những vận động khác.

Tầm vận động gấp ngón là: IP ngón cái: 90°, PIP: 110° ,DIP: 90° . Cũng gần tương tự như khớp MCP, ta thấy rằng sức mạnh gập của các khớp này sẽ quyết định lực nắm chặt ở các cơ và có thể tăng cường chủ yếu ở tư thế duỗi tại cổ tay 20°, đồng thời giảm nếu bị gập cổ tay.

Thông thường những khớp IP không quá duỗi trừ trường hợp một người có các dây chằng dài khiến chúng làm khớp lỏng.

Giải phẫu bàn tay

Bàn tay là vùng cuối cùng ở chi trên, nó bao gồm tất cả các phần mềm bao bọc xung quanh những xương khớp ở bàn ngón tay. Nó được giới hạn từ vùng cẳng tay tại vị trí nếp gấp cổ tay chỗ xa nhất cho tới tận phần đầu ngón tay. Phần xương khớp ở bàn ngón tay sẽ chia bàn tay người ra làm 2 vùng khác nhau là gan bàn tay và mu bàn tay.

Gan bàn tay

Vùng gan bàn tay được chia thành lớp nông, lớp sâu và những ô gan tay. Lớp nông là phần da dày được dính chắc vào cơ xương trừ ô mô cái. Có thể thấy rõ trên mặt da ở đầu ngón và vùng bàn tay có những nếp vân da rất đặc trưng cho các cá thể, quần thể hoặc chủng tộc người.
Phần mạch nông là các nhánh mạch rất nhỏ và ít, thần kinh nông bao gồm:

  • Những nhánh bì ở thần kinh giữa nằm ở ngoài
  • Thần kinh trụ nằm ở trong
  • Thần kinh quay nằm ở trên
  • Thần kinh cơ bì nằm phía trên.

Mạc nông: là vùng căng từ xương ở đốt bàn I cho tới tận xương ở đốt bàn V. Ta thấy rằng cân mỏng ở vị trí 2 mô dày nằm ở giữa. Chúng cân tách nhau ra khỏi 2 vách liên cơ, một vách thì bám vào vùng bờ ngoài của xương đốt bàn tay V, còn lại một vách khác lại được dính vào vùng bờ trước tại xương đốt bàn tay III.

Mạc sâu: là phần mỏng nằm tại vị trí 2 bên dày ở giữa để che phủ những xương đốt bàn với những cơ liên cốt. Tiếp theo là dưới cân sâu chúng có các cung động mạch và gan tay sâu bao gồm các nhánh sâu tại thần kinh trụ.

Kết luận mạc vùng với 2 vách gian cơ được phân chia từ gan tay thành 3 ô khác nhau theo thứ tự từ ngoài vào trong:

  • Phần ô mô cái
  • Vùng ô gan tay giữa
  • Vùng ô mô út

Vùng dưới 3 ô đó là ô gan tay sâu hoặc ô gian cốt có phần mạc sâu dùng để che phủ ở vùng trước. Tại vị trí những ngón tay mạc sẽ tạo thành 1 vùng bao sợi, chúng bọc những gân gấp tại cùng mặt trước của xương, tiếp theo đất ngón tay sẽ tạo ra 1 ống xương sợi hay còn được gọi là bao hoạt dịch

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*