Triệu chứng và biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng nhanh chóng

Là một trong những bệnh lý có tốc độ gia tăng thuộc top cao hiện nay – tiểu đường đang đe dọa nhiều người. Để điều trị bệnh kịp thời thì việc nhận biết chúng thông qua những triệu chứng bệnh tiểu đường là quan trọng hàng đầu mà mọi người nên lưu ý.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Là bệnh lý có tốc độ gia tăng “chóng mặt” – tiểu đường đang là nỗi lo của nhiều người. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh thông qua những triệu chứng cảnh báo là cách để điều trị có hiệu quả, ngăn ngừa tối đa ảnh hưởng tiêu cực hay những biến chứng mà chúng có thể gây ra.

Bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng nhanh chóng
Bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng nhanh chóng

Đói quá mức

Đây là một trong những biểu hiện bệnh tiểu đường mà bạn nên lưu ý. Theo đó, khi lượng đường không được di chuyển vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng sẽ khiến cơ thể thiếu hụt và dẫn đến cần bổ sung ăn uống để cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Đây là lý do vì sao người tiểu đường ăn nhiều và lúc nào cũng cảm thấy đói, thậm chí đói quá mức. Vì vậy, nếu thấy biểu hiện bất thường này thì bạn hãy lưu ý bởi chúng có thể cảnh báo đái tháo đường đấy.

Liên tục khát nước và đi tiểu

Có thể bạn chưa biết, khi lượng đường tích tụ trong máu quá nhiều thì cơ thể tự động tạo ra cơ chế tách nước từ tế bào để bơm trực tiếp vào máu, giúp pha loãng máu. Điều này khiến tế bào hao hụt, thiếu nước và cần bổ sung. Khi đó, người bệnh sẽ thấy liên tục khát nước và phải uống ngay lập tức.

Trong một diễn biến khác, việc uống quá nhiều nước cũng làm gia tăng số lần đi tiểu. Tuy nhiên, nguyên do chính vẫn xuất phát từ việc cơ thể muốn đào thải bớt lượng đường tích trữ ra bên ngoài theo đường nước tiểu. Nếu người bình thường đi tiểu 4-10 lần và trung bình là 6-7 lần/ngày thì đối với bệnh nhân bị tiểu đường có thể đi tiểu nhiều hơn con số đó trong thời gian 24 giờ. Đồng thời chúng lặp lại trong nhiều ngày nên bạn cần chú ý quan sát để sớm phát hiện bệnh.

Giảm cân bất thường

Khi cân nặng đột ngột sụt giảm mà không rõ lý do thì chắc hẳn sức khỏe của bạn đang gặp phải vấn đề nào đó. Sụt cân có thể do nhiều bệnh lý gây nên, trong đó chúng cũng là dấu hiệu tiểu đường khá điển hình mà bạn nên biết sớm. Khi lượng đường không được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể thì việc sử dụng mỡ hay cơ thay thế sẽ ngày càng nhiều hơn, điều này khiến tiêu hao lượng mỡ lớn và khiến người bệnh sút cân đột ngột. Dù có phải là biểu hiện của đái tháo đường hay không thì người bệnh cũng cần lưu ý đặc biệt và thăm khám ngay nếu xảy ra tình trạng sút cân bất thường trong thời gian ngắn nhé.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường dễ nhầm lần với bệnh lý khác
Triệu chứng của bệnh tiểu đường dễ nhầm lần với bệnh lý khác

Mắt mờ

Theo nhiều bác sĩ thì triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu dễ được biểu hiện chính là suy giảm thị lực khiến mắt mờ hơn. Lượng đường trong máu quá cao dẫn đến sự phá hủy mao mạch ở đáy mắt, xuất huyết hay phù nề ở hoàng điểm và khiến thị lực bị suy giảm đáng kể. Chính vì thế, hãy cảnh giác khi thấy thị lực của bản thân ngày càng suy giảm, đặc biệt là những bạn không bị cận thận.

Miệng khô, da ngứa

Bên cạnh những dấu hiệu bệnh tiểu đường được cảnh báo như trên thì một trong những triệu chứng có lẽ nhiều người không thể ngờ tới chính là miệng khô và da ngứa. Khi tế bào bị hao hụt nước, thiếu nước thì việc cung cấp độ ẩm cho những bộ phận khác, trong đó có da sẽ suy giảm nhiều dẫn đến tình trạng da khô và kèm theo ngứa vô cùng khó chịu.

Tay chân tê bì hoặc cảm giác đau nhói

Nhiều người chưa biết nhưng tay chân là những bộ phận xa tim nhất, khi lượng đường trong máu quá cao gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, lúc này những bộ phận xa tim sẽ có cảm nhận đầu tiên rõ rệt. Nếu bạn thường xuyên bị đau nhói hay tê bì đầu ngón tay, đầu ngón tay chân,… thì nguy cơ cao là mắc bệnh tiểu đường nên hãy cẩn trọng và lưu ý.

Các vết thương lâu lành

Thông thường các vết thương sẽ tự lành trong một khoảng thời gian, tuy nhiên nếu chúng lâu lành hơn bình thường thì có thể cảnh báo bệnh tiểu đường mà nhiều người không ngờ tới. Lượng đường trong máu quá cao khiến cản trở tuần hoàn và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, điều này làm vết thương lâu lành, thậm chí còn trầm trọng hơn. Đây cũng là biểu hiện tiểu đường mà bạn đừng nên chủ quan.

Mệt mỏi

Đường không được chuyển hóa thành năng lượng khiến cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi. Đồng thời, tình trạng mất nước do đi tiểu quá nhiều, tế bào thiếu hụt nước,… cũng đều là những nguyên nhân tác động làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng bệnh tiểu đường này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mảng da sẫm màu, da sạm

Đây cũng là một trong những những dấu hiệu đầu tiên dễ dàng nhận biết của bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Khi cơ thể kháng insulin có thể dẫn đến những mảng da sẫm màu, sạm ở vùng nếp gấp như nách và cổ. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường trên thì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên cần đi thăm khám ngay để nắm được chính xác tình trạng của bản thân.

Da sạm vùng nếp gấp có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Da sạm vùng nếp gấp có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Dễ bị nhiễm trùng và nấm

Khi bị tiểu đường thì tình trạng nhiễm trùng nấm men rất dễ xảy ra. Chúng có thể xuất hiện ở những nếp gấp ẩm, điển hình như: giữa ngón tay và ngón chân, vùng dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Hãy cẩn trọng với dấu hiệu đái tháo đường này nhé!

Nhìn chung các triệu chứng của bệnh tiểu đường rất khó phân biệt và dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Tuy nhiên nếu thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào trên cơ thể của mình thì bạn nên thăm khám ngay để sớm xác định vấn đề gặp phải và có phương hướng điều trị thích hợp.

Nên điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?

Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh tiểu đường, điển hình phải kể đến như:

Nên điều trị bệnh tiểu đường càng sớm càng tốt
Nên điều trị bệnh tiểu đường càng sớm càng tốt
  • Điều trị tiểu đường bằng phác đồ y học hiện đại: Phương pháp này chủ yếu là sử dụng những loại thuốc tây. Các bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc nhất định. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý dùng thuốc để tránh những nguy hiểm hay ảnh hưởng đến hệ cơ quan khác.
  • Chữa bệnh tiểu đường bằng cây thuốc nam:  Một số cây thuốc có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định và kiểm soát chúng, ngăn ngừa biến chứng của bệnh phải kể đến như: dây thìa canh, lá sầu đâu, cam thảo đất, tỏi đen, hoài sơn, mướp đắng,…
Cam thảo đất có công dụng ổn định đường huyết
Cam thảo đất có công dụng ổn định đường huyết

Không chỉ điều trị mà đối với người bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy thực phẩm nào nên bổ sung và nên tránh? Người bệnh tiểu đường nên bổ sung rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ, ít đường: rau cải bina, cải xoăn, bông cải xanh,… cam, quýt, bưởi, táo,… thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh: ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ,… Người bệnh được khuyên nên ăn cá 2 lần/tuần.

Bên cạnh đó, hãy kiêng một số thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn gạo trắng, các loại mì, miến,…
  • Hạn chế tối đa hoa quả sấy khô.
  • Tránh xa một số loại trái cây chứa nhiều đường như: xoài, vải, nhãn,…
  • Ăn ít chất béo, hạn chế chất béo từ động vật.
  • Tránh ăn đồ ngọt, các loại kem, mứt, siro, đồ uống ngọt có ga.
  • Nên kiêng nội tạng động vật, da của gia cầm,…
Bệnh tiểu đường nên chú ý chế độ ăn uống
Bệnh tiểu đường nên chú ý chế độ ăn uống

Người bệnh tiểu đường bên cạnh việc ăn gì, kiêng gì thì cũng nên chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, cách nhau một khoảng thời gian nhất định.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh ăn quá no hay quá đói.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ và không nên thay đổi quá nhanh định lượng hay cấu trúc của bữa ăn.
  • Cần vận động nhẹ nhàng, tránh nằm hay ngồi ngay sau khia ăn.

Bên cạnh chế độ ăn uống thì người bệnh cũng nên lưu ý sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ và làm việc khoa học. Đặc biệt, nên thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya và giữ tinh thần thoải mái,… để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*